Chương 24
Từ vụ bu,,ôn bá,,n trứ,,ng bấ,,t hợ,,p phá,,p, thêm vài vụ tai nạn, t,,ự t,,ử không có nguyên do gần đây liên tục xảy ra khiến Công an Thành phố Biển tất bật hẳn. Cả Hạnh Nhi và Huy Khánh đều bận rộn, thời gian bố mẹ, con cái nhìn thấy bọn họ hầu như đếm trên đầu ngón tay.
Hải Hạnh cũng lo lắng cho em gái, trong giờ làm việc đã nhắn tin hỏi thăm Hạnh Nhi, còn nói buổi tối sẽ mang cơm cho cô ấy. Hạnh Nhi được quan tâm thì không bao giờ từ chối, còn nhiệt tình dặn chị gái bảo mẹ nấu món này, món kia, và nấu luôn cả phần cho người nào đó.
Cuộc gọi vừa kết thúc, cô đã bị ánh nhìn của người nào đó làm cho giật mình. Huy Khánh bị phát hiện cũng không thèm thu mắt lại, chỉ khẽ lim dim nhìn Hạnh Nhi.
– Anh nhìn gì?
– Em cũng biết làm nũng nhỉ?
– Xùy! Chị gái em, em làm nũng thì sao chứ? Cũng chẳng làm nũng anh.
Bị cô nói mát, anh chỉ cười.
– Cũng không cần bắt em ấy mang cả cơm cho anh.
– Tiện thì cho anh ăn cùng thôi, có gì mà phải ngại?
Anh nhướng mắt nhìn cô, Huy Khánh đối với bọn họ có bao giờ ngại? Có chăng chỉ là ngại sự nhiệt tình và cảm tình của người ở đối diện đối với mình mà thôi. Bởi anh cứ luôn cảm thấy không phù hợp với Hạnh Nhi.
Điện thoại trên bàn chợt rung lên ầm ầm kéo Huy Khánh trở về thực tại, anh rủ mắt nhìn vào đó, khóe môi lần nữa cong lên.
– Hạnh Nhi!
Huy Khánh giơ điện thoại về phía Hạnh Nhi, cô dim mắt để nhìn cho rõ, gương mặt chợt trở nên tươi rói, rồi bước nhanh về phía anh.
Huy Khánh vừa mở máy, ở bên trong đã vọng ra tiếng véo von:
– Bố!!!
Nhưng vừa nhìn thấy cái mặt Hạnh Nhi, Ốc nhỏ đã lờ luôn người vừa được gọi:
– Chị Hạnh Nhi! Chị đang làm gì đấy? Chị lại sán vào tán tỉnh bố em à? Đã tán đổ chưa hả chị?
Nó leo lẻo hỏi một tràng dài mà chẳng cần thở, Hạnh Nhi nhìn cái mặt hớn hở của Ốc nhỏ mà phì cả cười. Cô híp mắt lắc đầu:
– Bố em cứng như đinh, tán mãi mà chả đổ.
– Đâu, ai bảo. Chị, chị nghiêng nghiêng sang bên phải một tí đi.
– Để làm gì?
– Chị cứ làm theo em bảo đi, mau rồi em nói cho chị biết.
Hạnh Nhi khó hiểu nhìn đứa trẻ, nhưng vẫn làm theo. Ốc nhỏ hấp háy cái mắt, tinh quái nói tiếp:
– Nghiêng một tí nữa, nữa, nữa đi chị.
Cô mải hùa theo thằng bé mà không để ý, suýt chút nữa là ngả hẳn xuống, may mà có người giữ lại.
Hạnh Nhi khựng lại, chầm chậm ngoảnh mặt nhìn người ở phía sau. Huy Khánh nhắc nhở cô:
– Em nghe thằng nhóc này làm cái gì chứ?
Ốc nhỏ ở bên này, ha hả cười khoái chí:
– Đấy, bố em có cứng đâu, chị nghiêng đến đâu, bố em ngả đến đấy thây.
Lúc này Hạnh Nhi mới hiểu ra ý của thằng nhóc này thì cũng phì cười vì sự tinh quái của nó. Nó cứ an ủi cô thế, chứ bố nó ngả chỉ là để tránh cô mà thôi.
Hạnh Nhi ngồi ngay ngắn lại, chăm chú nói chuyện với thằng bé một lúc. Đến khi bà nội giục nó đi học bài, Ốc nhỏ mới chịu tắt máy đi.
Hôm nay là thứ bảy, nó không phải đến trường, vừa ngủ dậy đã đòi gọi điện cho bố. Đợt này Huy Khánh ít thời gian dành cho con, cả Hạnh Nhi cũng bận rộn không sang chơi cùng nên Ốc nhỏ nhớ.
…
Hải Hạnh mang cơm cho em gái từ bảy giờ, đợi Hạnh Nhi họp gấp gần hai tiếng, suýt soát chín giờ mới được ăn.
– Đói mờ cả mắt là có thật. – Vừa ngồi xuống bàn ăn của đội, Hạnh Nhi đã than.
Huy Khánh đặt ba cốc nước lọc xuống bàn, ái ngại nhìn Hải Hạnh:
– Bắt tộ i em đợi bọn anh.
– Có gì đâu, bình thường ở viện em cũng ăn uống thất thường. Tưởng bác sĩ bọn em hay đột xuất, không ngờ các anh cũng vậy.
Hạnh Nhi vừa ngồi xuống đã nhồm nhoàm ăn cơm, món nào hôm nay cũng vô cùng hợp khẩu vị của cô ấy.
– Ôi đột xuất suốt, mà hôm nay em chưa ăn trưa nên đói hơn ngày thường.
– Em làm gì mà không ăn trưa?
Cả Hải Hạnh và Huy Khánh cùng đồng thanh hỏi một câu.
Hạnh Nhi vừa nhai cơm, vừa đáp:
– Bận mấy việc ấy, lúc xuống chả còn gì. Em uống tạm bát canh còn thừa, cô Bếp để lại rồi lại lên.
Hải Hạnh xót em, lại gắp thêm thịt bỏ vào bát cho Hạnh Nhi. Huy Khánh ở bên cạnh, trầm ngâm trong giây lát rồi lặng lẽ ăn phần cơm của mình.
Hơn mười giờ một chút, Hải Hạnh mới từ đồn công an trở về, khi ra thì kịp lúc chuyến bus cuối cùng đi qua. Hạnh Nhi đẩy chị gái lên xe, nhìn theo xe bus đi khuất rồi mới quay vào.
Bình thường Hải Hạnh không đi xe bus, hôm nay tự nhiên lúc từ viện về, ở chỗ dừng đèn đỏ, có một chiếc xe bus đậu ngang xe của cô. Nhìn những người trên xe, ký ức thời còn sinh viên chợt ùa về.
Lúc cô còn học ở Đại học Y, thường dùng xe bus làm phương tiện di chuyển. Rồi sang bên kia du học, cũng vẫn dùng phương tiện công cộng, vừa đỡ tiền xăng lại bớt ô nhiễm môi trường.
Hôm nay thảnh thơi, nên Hải Hạnh chọn đi xe bus. Lúc cô đi xe khá đông, giờ về lại vắng, trên xe chưa đến mười người khách, có cả người lớn tuổi lẫn thanh niên.
Xe đi được hai phần ba đường thì chợt phanh gấp, có người không phản ứng kịp, theo quán tính lao về phía trước, may mà Hải Hạnh đưa tay ra nhanh, mới giúp người đó không ngã xuống.
– Sao thế bác tài ơi!
– Xe gặp sự cố rồi, mọi người chờ tí để tôi xuống xem.
Tài xế chép miệng thở dài, sau khi bảo mọi người như thế thì tháo dây an toàn, xuống xe kiểm tra. Một hai người đàn ông ở trên xe cũng lục tục xuống theo, họ đi tranh thủ hút điếu thuốc và đến xem xe cùng bác tài.
Xe bị nổ lốp, may mà tài xế không đi nhanh nên không xảy ra điều đáng tiếc nào.
Mọi người lục tục xuống xe hết, người nào đợi xe sửa xong thì vẫn đợi, người nào gấp đã gọi xe ôm hoặc taxi. Hải Hạnh lại chọn đi bộ vì đoạn đường về nhà cô cũng chỉ còn hơn một cây số.
Thời tiết hôm nay lại khá tốt, trăng thanh gió mát, đèn đường sáng trưng, rất thích hợp cho việc tản bộ.
Cô cầm theo túi đựng hộp cơm, thẳng hướng về nhà mình bước đi. Trừ những tụ điểm du lịch và vui chơi giải trí, thì bên trong khu dân cư giờ này cũng khá vắng vẻ, chỉ còn một hai cửa hàng tiện lợi, tạp hóa và quán ăn đêm mở muộn là còn sáng đèn.
Hải Hạnh vừa tản bộ, vừa suy nghĩ lung tung vài chuyện, vừa hít thở không khí trong lành khi mọi thứ dần hòa vào cùng màn đêm tĩnh lặng.
Còn nhớ ngày bé, mấy anh em cô hay dắt díu nhau đi loanh quanh khu nhà mình ở, một mình Hoàng Nam, cầm đầu bốn, năm đứa em tản bộ ra nhà văn hóa, khu vui chơi công cộng, trượt patin, đá cầu. Nhớ lại năm tháng hồn nhiên vui đùa đó, khóe miệng Hải Hạnh chợt đẩy lên.
Đi được một lát, cô bắt đầu thấy mỏi chân, Hải Hạnh dừng lại, ngồi xuống vệ đường nghỉ một chút. Cô đặt hộp đựng cơm ở bên cạnh, rồi chống tay xuống nền gạch gồ ghề, ngửa mặt nhìn lên bầu trời cao vời vợi.
Trăng tròn lúc này đã dần bị mây mờ kéo qua che phủ, ánh sáng cũng nhòe dần đi báo hiệu sắp có một trận mưa đổ xuống.
Gió mát mang theo hơi nước, quẩn quanh chỗ Hải Hạnh ngồi. Cô khe khẽ cảm thán một câu:
– Mưa đến nơi rồi!
Rồi phủi tay đứng dậy.
Nhưng Hải Hạnh mới đi được thêm năm mươi bước nữa thì từ trên trời, mưa lộp độp rơi xuống. Cô đưa tay ra hứng, hạt mưa mát lạnh rơi trúng tay mình, rát nhè nhẹ.
Mưa dần mau hơn, từng hạt mưa rơi trên mái nhà lợp bằng hợp kim phát ra tiếng lộp độp, Hải Hạnh bỏ chạy, mưa đuổi theo bước chân cô, chẳng mấy chốc đã thấm ướt mái tóc dài của Hải Hạnh.
Cô không thích cảm giác dính ướt này, nên buộc lòng trú tạm dưới mái hiên của một căn nhà gần đó, trong nhà tắt điện tối thui, các nhà lân cận cũng dần chìm vào bóng tối.
Màn mưa sớm bao trùm lên tất cả, tiếng mưa rơi át đi hết thảy mọi âm thanh lúc này.
Mưa kèm theo gió lớn, khiến nước hắt về phía cô. Hải Hạnh đành chuyển chỗ, nhảy sang nhà bên cạnh có mái che rộng hơn.
Cô vừa vuốt mặt, gạt nước mưa dính dớp đi, đã giật mình vì tiếng động, giống tiếng bước chân người uỳnh uỵch nện xuống mặt đường. Hải Hạnh mở mắt thật to, cố xác định thứ mà cô nghe được từ đâu đến, thì tiếp đó lại có cả tiếng đàn ông, tiếng chửi bới, tiếng đ, ấm đ,,á.
Vì sợ nên cô vội tìm chỗ trốn đi, nhưng chỗ có thể náu mình lại là trụ cổng của nhà bên cạnh. Hải Hạnh buộc lòng chạy về phía đó, mặt mưa gió phủ lên. Chỉ trong chốc lát, nước mưa lạnh lẽo đã thấm vào người cô, da thịt ấm nóng gặp nước mưa khiến Hải Hạnh rùng mình run rẩy.
Đám người kia chẳng mấy chốc đã ở rất gần, bốn năm người lao vào đán,,h một người đàn ông. Hải Hạnh run rẩy nép sát vào tường rào bằng kim loại, cố gắng mượn bóng tối ở góc này ẩn nấp, chứ thực tế cái trụ cổng cũng bằng sắt mỹ thuật được thiết kế hở lỗ chỗ như thế này không thể che giấu được ai.
Người bị đán,,,h vừa chống trả vừa né tránh, trong chốc lát cả đám ấy đã dạt đến gần chỗ Hải Hạnh đang trốn. Cô gồng mình nén run, tay bịt chặt miệng, tròng mắt mở hết cỡ, dõi theo bọn họ. Phía đó có đèn đường nên rất sáng, chỗ Hải Hạnh lại khuất nên tối thui.
Mưa đã thưa dần nhưng không ngớt. Trong giây lát tất cả đều dồn phía Hải Hạnh, cô thất kinh gồng mình, kìm nén cả hơi thở với hi vọng biến bản thân trở thành vô hình trong mắt những kẻ hung ác kia. Người bị đán,,h chợt ngẩng mặt nhìn qua ô trống trên trụ cổng, mắt chạm mắt, khiến Hải Hạnh thót tim hình như người đó trông thấy cô rồi. Và hình như đó là người mà cô quen biết. Nhưng chỉ trong tích tắc, khi Hải Hạnh tưởng chừng mình chế,,t chắc rồi thì người đó lại quay đầu bỏ chạy, kéo theo đám người kia cũng đuổi theo, giãn dần khoảng cách với chỗ mà Hải Hạnh đang ẩn nấp.
Tay đang nắm quai túi đựng hộp cơm vô thức siết chặt hơn. Lại là người đàn ông đó. Nỗi ám ảnh cả đời của cô.
Mỗi cú đán,,h, mỗi đòn chống trả từ phía Hoàng Minh đáp lại mấy người kia đều khiến Hải Hạnh giật thót mình, cả người ướt rượt, run rẩy không thôi vẫn cố nép sát vào từng thanh sắt cứng cáp trên tường rào kia. Chỉ vài phút vừa rồi thôi đã khiến tim Hải Hạnh suýt rơi ra ngoài đến mấy lần.
Hải Hạnh phân vân không biết có nên gọi cảnh sát, hoặc người của Hoàng Minh hay không? Nhưng khi vừa lần tìm điện thoại, cô lại chợt khựng lại.
Lúc này phần xấu xa trong đầu cô đang gào thét, muốn Hải Hạnh đứng làm gì cả, cứ đứng yên tại chỗ, mặc kệ tên đàn ông xấu xa từng qu,,ấy rố,,i mình kia, để anh bị đám người kia giế,,t c,,hết đi. Như vậy sẽ không thể trả thù cô được, cô cũng không cần sợ người đó nữa.
Đèn đường ở phía đó tắt từ lúc nào, từ trong bóng tối, thứ ánh sáng lạnh lẽo chợt lóe lên, gây chấn động thị giác khiến Hải Hạnh giật thót mình. Thấy con d,,ao từ trên tay một trong những kẻ đang hành hung Hoàng Minh vung lên, định đ,,âm về phía anh thì sự thiện lương của một bác sĩ trong Hải Hạnh lại trỗi dậy mạnh mẽ vô cùng.
Cô siết chặt điện thoại, không lao ra mà lấy hết sức bình sinh gào lên:
– Gi,, ết người, gi,, ết người, có kẻ gi,, ết người, mọi người ơi! Cứu với!
…