“Có người vì bảo vệ mẹ mình khỏi bị sỉ nhục mà phạm tội với kẻ xấu, họ là ác; nhưng với mẹ họ, họ là thiện.”
“Có người chịu đựng hành hạ nhiều năm, cuối cùng vùng lên phản kháng với kẻ xấu, họ là ác; nhưng với bản thân, họ là thiện.”
“Nếu chúng ta nhìn người khác bằng một góc nhìn toàn diện và đa chiều hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng, ác không phải tuyệt đối, thiện cũng không phải tuyệt đối. Chúng thay đổi chỉ trong một khoảnh khắc của suy nghĩ.”
Cơn gió nhẹ lướt qua.
Từ cửa sau giảng đường, có ba người bước vào.
Một bà lão xăm lông mày, uốn tóc, nhìn là biết kiểu người rất giỏi cãi nhau.
Một anh trai xăm trổ đầy mình, trên lưng có một con hổ dữ tợn, mùa hè cởi trần có thể dọa khóc con nít.
Một cậu em u ám, luôn đội mũ bóng chày, dù là mùa hè cũng mặc áo dài tay, miệng lúc nào cũng lẩm bẩm điều gì đó đầy thần kinh.
Vài tháng trước, tôi gặp phải một người hàng xóm cực kỳ tồi tệ.
Vì thế tôi nghĩ đến việc dùng bạo chế bạo, lấy ác trị ác.
Nhưng tôi lại vô tình bước vào thế giới nội tâm của mấy “kẻ xấu” này.
Bà cụ xăm lông mày và uốn tóc rất thích nấu chè ngọt, nấu canh đậu xanh, cắt dưa lạnh, tìm mọi cách chăm sóc người khác.
Cậu em u ám ngày ngày lo lắng cho mèo hoang, tự mình đi giao hàng kiếm tiền, toàn bộ đều dành để triệt sản cho chúng.
Anh trai xăm trổ yêu trồng hoa, trên lưng có con hổ dữ tợn nhưng lại thích ngửi hoa hồng, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trồng hoa với các cụ già trong khu phố, còn từng cứu hai người bị tai nạn giao thông trên đường đi giao đồ ăn.
Thế giới này dường như là như vậy.
Trên người mỗi người đều có vô số nhãn mác.
Chúng ta mỗi giây mỗi phút đều dán nhãn lên người khác, và cũng bị người khác dán nhãn lên mình.
Nhưng nếu chúng ta sẵn sàng xé bỏ những nhãn mác đó, dùng chính đôi mắt của mình để quan sát cẩn thận.
Chúng ta sẽ thấy, thế giới này thực ra rất khác.
Kết thúc buổi dạy, tôi mỉm cười nhẹ.
“Còn chưa kể với các em đâu, khi tôi còn nhỏ, tôi cũng bị coi là một đứa trẻ hư.”
Người cha nghiện rượu của tôi ngày ngày bạo hành mẹ tôi.
Một hôm, ông ta giơ chiếc bình hoa lên, đập vào đầu mẹ tôi.
Máu chảy đầy đất, tôi tưởng mẹ mình đã chết.
Vậy nên, khi ông ta lại vung nắm đấm lên lần nữa, tôi cầm mảnh vỡ của bình hoa, đâm xuyên qua mắt ông ta.
Trên đường đến bệnh viện, ông ta gặp tai nạn xe hơi, chết ngay tại chỗ.
Tôi nghĩ rằng mình đã bảo vệ được mẹ. Nhưng khi bà tỉnh dậy, bà lại gào thét kinh hoàng.
Bà nói với hàng xóm rằng, tôi đã giết chồng bà.
Bà nói tôi là sao chổi và khi bà xách hành lý bỏ đi, không ai cảm thấy bà sai.
Sai lầm là ở tôi.
Tôi là đứa trẻ hư, tôi là sao chổi.
Tôi lớn lên trong cô độc và mặc cảm tội lỗi.
Cho đến khi tôi gặp ba “kẻ xấu” giống như tôi.
Họ không nói với tôi những đạo lý cao siêu.
Họ chỉ khiến tôi bừng tỉnh
Nếu sự “xấu” của họ không phải là xấu, vậy thì sự “xấu” của tôi, cũng không cần phải hành hạ tôi mỗi ngày nữa.
Dưới bục giảng, không gian yên lặng đến lạ thường.
Học sinh nhìn tôi, có em đầy thương cảm, có em lại chìm sâu vào suy tư.
Tiếng chuông tan học vang lên.
Hiệu trưởng dẫn đầu, vỗ tay.
Tiếng vỗ tay vang vọng khắp giảng đường, đặc biệt là ba người đứng ở cửa sau, vỗ to nhất.
Tôi thu dọn giáo án, khoác balo bước ra ngoài.
Ngoài hành lang là sân bóng, học sinh chạy nhảy, chơi bóng rổ, náo nhiệt vô cùng.
Còn từ đằng xa, bà cụ uốn tóc, anh trai xăm trổ và cậu em u ám đang đi về phía tôi.
Bà cụ khoác tay tôi, bình thản hỏi: “Tối nay muốn ăn gì?”
Anh trai xăm trổ thì cầm lấy chiếc túi đựng laptop nặng trĩu của tôi, điềm nhiên bước về phía trước.
Cậu em u ám vẫn chìm trong thế giới riêng, nhưng khi có học sinh mỉm cười với cậu, cậu lại ngạc nhiên đến mức vội vàng đáp lại bằng một nụ cười.
Gió mát nhẹ nhàng lướt qua, mây tụ rồi lại tan.
Tôi đã mất đi hai người thân quan trọng nhất trong đời, từng phải chịu đựng sự ác ý sâu sắc khi sống một mình.
Nhưng có lẽ, ông trời đã bù đắp lại cho tôi bằng một cách kỳ lạ khác.
Dù sao đi nữa, tôi vẫn rất biết ơn ông trời.
Thật sự.
(Hết.)