Hậu ký.
01.
Nhật ký Cộng hòa Dân chủ Congo của Nhiếp Lan được đăng tải lên mạng đã hoàn thành.
Hàng ngàn người dùng mạng đã khóc vì cái kết của Kỷ Trừng.
Họ tự phát đến nghĩa trang để tưởng niệm Kỷ Trừng.
Thậm chí, bố mẹ từng không chấp nhận anh cũng xuất hiện trên truyền thông, nói rằng anh là một người tốt bụng và vị tha đến nhường nào.
Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, những hành động trong quá khứ của họ bị đào bới.
Họ lập tức trở thành mục tiêu bị cộng đồng lên án.
Những vòng hoa tưởng niệm nặc danh gửi đến nhà họ chất đầy hành lang.
Cuối cùng, họ phải lén lút dọn đi trong đêm khuya, không ai biết họ đã đi đâu.
02.
Kỷ Trừng được Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn truy tặng Giải thưởng Nansen để ghi nhận những đóng góp xuất sắc của anh trong việc bảo vệ và giúp đỡ người tị nạn.
03.
Kỷ Thanh không gia nhập tổ chức Bác sĩ không biên giới.
Anh mua lại tiệm hoa gần nghĩa trang.
Ngày hôm đó, lời của Nhiếp Lan khiến anh nhớ về những ngày còn bé chơi bùn với anh trai trong sân nhà.
Khi ấy, anh trai anh từng hỏi, sau này anh muốn làm gì.
Anh nói, muốn mở một cửa hàng hoa thật lớn.
Ký ức ấy, sau này đã chìm vào dòng sông thời gian.
Mỗi năm, dù công việc bận rộn đến đâu, Nhiếp Lan vẫn dành thời gian đến nghĩa trang để thăm mẹ và Kỷ Trừng.
Đó là ngày duy nhất Kỷ Thanh có thể gặp cô.
Những lúc khác, anh chỉ có thể dõi theo dấu chân của cô qua những khu vực chiến sự tại Trung Đông, Đông Âu.
Anh thành kính đếm từng ngày, mong ngóng mỗi lần được gặp lại cô.
Mặc dù Nhiếp Lan đã hoàn toàn không còn bận tâm đến anh nữa.
Nhưng anh nghĩ, chỉ cần có thể nhìn thấy cô, vậy là đủ rồi.
04.
Cuộc sống của Kiều Ninh hoàn toàn bị hủy hoại.
Ngay cả những người bạn cũ cũng cắt đứt quan hệ với cô, cho rằng cô là một kẻ dối trá và xấu xa.
Cô ấy không còn đường đi, tìm đến Kỷ Thanh.
Nhưng cô phát hiện ra, trong mắt anh đã sớm chỉ còn Nhiếp Lan.
Cô ấy hoàn toàn trở thành một kẻ hề.
05.
Người em gái kế của Nhiếp Lan qua đời vì bệnh hai năm sau đó.
Người mẹ kế từng khiến Nhiếp Lam mất đi gia đình, giờ đây cũng mất đi con gái mình.
Bà ly hôn với bố của Nhiếp Lan.
Gia đình của ông lại một lần nữa tan nát.
Nhưng lần này, ngay cả con gái cũng không còn bên ông.
Không lâu sau, ông qua đời.
06.
Nhiếp Lan vẫn tiếp tục hỗ trợ những đứa trẻ họ từng cứu được.
Cuối cùng, Jean và Marie thực sự đã trở thành nhà báo và bác sĩ.
Nhiều năm sau, Nhiếp Lam nhận được Giải Pulitzer về báo chí.
Khi phát biểu cảm nghĩ trong lễ trao giải, cô nói:
“Nếu bạn không thể ngăn chặn chiến tranh, hãy kể cho thế giới sự thật về chiến tranh. Trở thành đôi mắt của thế giới.”
Hết.