Tường Đóng Kín

Chương 3



Phụ thân tìm đến một thợ săn quen biết, lấy được lông sói cùng hai móng vuốt của nó.

Nhân lúc đêm mưa gió bão bùng, cha và ca ca lật đổ một nửa bức tường trong gian nhà cô lập, sau đó tạo dấu chân sói bên trong, để lại lông sói, thậm chí còn đè rạp đám cỏ

dại bên ngoài, dựng nên cảnh tượng ta bị sói kéo đi.

Ta bái biệt cha mẹ, ôm chặt hộ tịch, lộ dẫn cùng chút vàng bạc mà ca ca đưa, khoác lên người một chiếc áo tơi, cưỡi lừa rời khỏi quê hương giữa cơn mưa tầm tã.

Giữa trời đất tối đen, mưa lạnh buốt như lưỡi dao bủa vây lấy ta, tiếng nước rả rích vang lên không dứt. Con lừa chậm rãi lê bước, chiếc đèn lồng run rẩy treo lủng lẳng, chỉ đủ soi sáng một vùng nhỏ xung quanh.

Mưa lạnh giăng khắp trời, ta gắng

gượng nhìn rõ con đường phía trước.

Dù con đường phía trước có là ngõ cụt, ta cũng phải từng bước bước qua.

Mưa trút xuống, che giấu đi dấu chân lừa. Ta ngoái đầu lại, đã chẳng còn nhìn thấy bóng dáng cha mẹ cùng ca ca.

Một câu chuyện bi thảm luôn có thể khơi dậy lòng thương cảm của người đời. Một sự cố bất ngờ cũng đủ khiến tộc nhân có câu trả lời thỏa đáng để giao phó với Thẩm gia.

Có lẽ, sau này sẽ có một tấm biển trinh tiết được dựng lên, trên phiến đá lạnh lẽo chỉ khắc vơn vẹn mấy dòng chữ, ca ngợi một nữ tử trẻ tuổi mất đi vị hôn phu mà không chịu

sống một mình.

Nhưng giữa những dòng chữ ấy, chẳng ai

quan tâm đến một gia đình bé nhỏ bị hủy hoại, cũng chẳng ai bận lòng đến một thiếu nữ tuổi mười bảy đã vĩnh viễn mất đi mạng sống.

4. Tô Châu

Khi trời tảng sáng, ta đã đến trấn nhỏ bên cạnh. Từ bến thuyền, ta theo dòng nước xuôi về phía đông, mấy ngày sau liền đến

Hàng Châu.

Nhưng như vậy vẫn chưa đủ.

Khoảng cách này vẫn còn quá gần quê nhà, ta luôn có cảm giác bất an. Vì vậy, ta tiếp tục đi về phía bắc, đến Tô Châu.

Ta thuê một căn nhà tại trấn Ngân Hoa, ngoại ô thành Tô Châu. Nơi này cách thành

không xa nhưng giá thuê lại rẻ hơn nhiều.

Ta là một kể không nhà, chạy trồn đến gây

trong cảnh hoang mang. Phải tiết kiệm từng đồng để sống qua ngày.

Mỗi ngày, ta khoác lên mình bộ áo vải thô màu lam sẵm, đầu quấn một mảnh vải đồng màu che đi búi tóc, ăn vận như một góa phụ,

không giao du, không gây sự chú ý.

Nhưng chẳng bao lâu sau, ta mới phát hiện sinh hoạt phí quá lớn. Quả nhiên, không tự mình lo liệu thì chẳng biết giá gạo củi dầu muối đắt đỏ đến nhường nào.

Ta bắt đầu lo lắng. Nếu cứ tiếp tục như vậy, e rằng chẳng cầm cự được đến ngày ca ca

tới đón.

Không còn cách nào khác, ta ra ngoài tìm kế sinh nhai.

Con phố sầm uất nhất trấn Ngân Hoa cũng có phụ nhân bán rượu, bán mì.

Dưới đáy xã hội này, để kiếm sống, nữ nhân phải ra ngoài mưu sinh không hề hiếm.

Nghĩ đến thân phận hiện tại, ta quyết định bày một quầy hàng, bán chút đồ ăn.

Ta nhớ lại cách mẫu thân làm bánh khi còn ở nhà, mỗi ngày đều luyện tập. Có lẽ khéo tay trời sinh, vỏ bánh ta làm ra mỏng, nhân thơm, vừa vặn mềm dẻo.

Có một ngày, thím hàng xóm ghé qua, tặng ta chút đồ ăn. Để đáp lễ, ta tặng bà một ít

bánh vừng tự làm. Không ngờ người Tô Châu vốn chuộng vị ngọt, bánh vừng này lại hợp khẩu vị, thím ấy không ngớt lời khen

ngợi.

Thế là, quầy bánh của ta chính thức xuất

hiện trên con phố của trấn Ngân Hoa.

Trên quầy, ta đặt sẵn một số bánh để khách nếm thử. Ngoài bánh vừng ngọt, ta còn làm

các loại bánh mặn nhân rau theo mùa.

Trên mỗi chiếc bánh, ta đều khắc một hoa văn do chính mình tạo khuôn. Sau khi làm

xong, ta ấn khuôn lên mặt bánh rồi mới cho vào chảo. Hoa văn bên ngoài rám vàng, phần trong vẫn trắng mềm, trông tinh xảo không khác gì bánh trung thu.

Cái lạnh đầu xuân vẫn còn se sắt.

Những người dậy sớm khi đi ngang qua quầy bánh của ta, nhìn thấy có bánh thử liền nếm thử một chút. Giá cả không đắt, một

nam nhân trưởng thành chỉ cần hai cái là đủ no bụng, vậy nên phần lớn đều mua hai cái.

Những ai có thời gian ngồi lại ăn, thường sẽ

gọi thêm một chén canh.

Một văn tiền một bát canh xương hầm, rắc thêm hành thái, hương thơm nghi ngút, uống xong cả người liền ấm áp hẳn. Thực khách đặt bát xuống, thở dài một tiếng, để lại đồng tiền đồng rồi rời đi.

Ta lặng lẽ đếm lại số bạc kiếm được mỗi ngày. Tuy chẳng nhiều nhặn gì, nhưng cũng đủ để ta trang trải sinh hoạt.

Ta đến nơi này chưa bao lâu thì gửi thư về nhà, địa chỉ gửi đến thư viện của ca ca.

Ca ca hồi âm nói mọi chuyện ở nhà vẫn ổn.

Sau khi ta đi, bệnh tình của mẫu thân cũng dần thuyên giảm.

Xuân đến rồi, ca ca cũng sắp tham gia thi phủ.

Mỗi khi dọn quầy xong, ta lại dạo quanh

vùng ngoại ô trấn Ngân Hoa, hoặc đi chợ xem thử có nguyên liệu nào có thể dùng để chế mực.

Tô Châu phồn hoa náo nhiệt, là nơi tập trung bốn danh mực trứ danh thiên hạ. Khi còn

nhỏ, ta từng mặc quần áo cũ của ca ca, giả làm nam nhi để lẻn vào tàng thư các của thư viện hắn theo học. Ở đó, ta đọc được rất nhiều sách, trong đó ta thích nhất là ghi chép về kỹ thuật chế mực của triều trước và tranh

vẽ hoa điểu, côn trùng, cá lội.

Chỉ cần chọn nguyên liệu tốt, thêm vào hương liệu tinh tế đặc biệt, rồi khắc hoa văn tinh xảo, một thỏi mực tưởng chừng bình thường có thể lập tức trở thành bảo vật

được các thư sinh tranh nhau sở hữu.

Ca ca vẫn cần tiếp tục học hành, còn phải bước qua nhiều kỳ thi, tất cả đều cần đến tiền bạc.


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner