Lời Anh Hứa

Chương 16



Chương 16

Chồng tha i phụ nhanh chóng vào dỗ dành vợ. Nhìn cô ấy nước mắt đầm đìa ai cũng xót. Hải Hạnh nói lại về tình trạng của tha i n hi cho người chồng, anh ấy cũng giống vợ mình, đều bày ra vẻ đa u xót, nhưng vẫn cố gặng hỏi:
– Không còn cách nào để cứu em bé của bọn em hả chị? Chị, chị có thể cố giúp bọn em được không?

– Biết là hai vợ chồng mong con, nhưng nói thật là không giữ được. Tha i non quá mới mười bốn tuần thôi, nếu ở tuổi tha i có thể sống được thì còn cố dưỡng, chứ như này không thể sống nổi, cố giữ thêm là vô ích. Bởi vì khi ối v ỡ, vi khu ẩn sẽ xâm nhập ngay vào buồng ố i, ảnh hưởng trực tiếp đến em bé, Sản phụ bị vỡ ố i có nguy cơ bị nhi ễm trùn g má u, viêm phúc mạc. Giờ không giữ được, buộc phải cho em bé ra thôi, càng càng kéo dài thời gian vỡ ố i nhi ễm trùng sẽ càng nặng thêm.

Người chồng nghe hiểu thì đành chấp nhận, anh ấy vừa ôm vợ, vừa thủ thỉ dỗ dành:
– Mình không giữ được con rồi em ạ! Thôi coi như không có duyên với con, bác sĩ bảo càng để lâu càng nguy hiểm. Anh thương!

Hải Hạnh ngoảnh mặt cố giấu sự xúc động đang diễn ra, cô bảo với nhân viên y tế làm phiếu rồi hướng dẫn vợ chồng tha i phụ các thủ tục để làm t hủ thu ật cho tha i nhi ra.

Mỗi một t hai phụ đến đây đều mang đến một câu chuyện, vui có, buồn có, đau thương cũng nhiều. Là một bác sĩ, Hải Hạnh luôn tự trấn an bản thân, rằng mình luôn phải tỉnh táo, không được thả trôi cảm xúc theo bệnh nhân, bởi không phải lúc nào cũng là niềm vui mà còn cả sự mất mát, đa u lòng. Nếu cô cũng rầu rĩ ủy mị, sẽ không vực được họ dậy, tâm sinh lý mẹ bầu trong th ai kỳ vốn đã rất nhạy cảm. Trừ bỏ những trường hợp nhỡ nhàng vỡ kế hoạch, chố i bỏ t hai nhi ra thì bất kỳ mẹ bầu nào cũng đều mong ngóng từng ngày để được gặp đứa con mà mình t hai nghén.

Vợ chồng tha i phụ đó ra khỏi phòng rồi, Hải Hạnh mới dám thở dài, cô khẽ đưa tay day nhẹ huyệt thái dương mà âm thầm khịt mũi.

Sau giờ làm việc, Hải Hạnh không về nhà ngay mà một mình lái xe ra ngoại ô thành phố, bỏ lại sự ồn ào và đông đúc giờ tan tầm.

Nghe thông tin thời tiết hôm qua báo, sắp có cơn bão đổ vào Biển Đông, Thành phố Biển ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, tiết trời đã về chiều mà vẫn oi bức khó chịu. Đi hết đường được trải nhựa, xe chật vật trèo trên đường đất gồ ghề, Hải Hạnh ở trong xe ô tô mà tưởng chừng như đang cưỡi ngựa.

Vượt chừng hai kilomet đường đất khó đi, Hải Hạnh dừng xe bên một nghĩa trang quạnh quẽ, ở cách xa khu dân cư. Cô xuống xe rồi mở cốp lấy ra một túi đồ.

Sắc trời dần ngả về tối, khi nãy còn nắng chang chang, vậy mà lúc này bắt đầu nổi giông tố, gió lớn thổi tung làn tóc buông xõa của Hải Hạnh, cuốn theo cát bụi hất vào mặt cô. Hải Hạnh vội đưa tay che chắn, để cát không bay vào mắt.

Gió thì gió như vậy, nhưng không khí vẫn hầm hập không hề giảm nhiệt chút nào. Trên nền trời dần xám xịt, le lói chút nắng tàn chưa tắt hẳn.

– Hải Hạnh đấy à?
Tiếng gọi khiến cô giật mình nhìn tới, ở trước cổng nghĩa trang là một người phụ nữ đậm người trong bộ đồ mặc nhà giản dị, khoác thêm chiếc áo sơ mi cũ màu được dùng để chống nắng.

Cô vừa bước tới, bà ấy đã tươi cười, vừa dùng nón lá trên tay phe phẩy quạt cho bớt nóng vừa nói:
– Mưa đến nơi rồi mà còn nóng quá, sao lại đến đây giờ này?

Hải Hạnh giơ túi nilon đựng đầy đồ bên trong lên, đong đưa trước mặt bà ấy:
– Mang quà cho các em ạ!

Người phụ nữ hiền hậu nhoẻn miệng cười rồi thương cảm ngoảnh vào trong, nơi này là nghĩa trang dành cho các tha i nhi vắn số không có cơ hội được cất tiếng khóc chào đời.

Người phụ nữ ở bên cạnh Hải Hạnh lúc này là cô Nghĩa, một người phụ nữ có tấm lòng vàng, suốt mấy năm nay không quản ngại nắng mưa, đến những bệnh viện, cơ sở y tế có dịc vụ nạ o p há t hai để xin các hài nhi không may mắn, không được bố mẹ yêu thương, bị bỏ rơi đem về đây chôn cất.

– Hôm nay người ta đưa đến mười cháu, cô mới tắm rửa sạch sẽ, khâm liệm, đưa vào tủ gìn giữ rồi. Hôm qua nhiều hơn.
Giọng bà có chút nghẹn, tuy đã quá quen với việc này rồi, nhưng khi nhắc đến những hài nhi đáng thương ấy vẫn khó kìm được cảm xúc.

Hải Hạnh nghẹn ngào đưa mắt nhìn về phía căn phòng để những chiếc tủ lạnh, nơi lưu trữ hài nhi có số phận bất hạnh đợi ngày chôn cất.

Cô theo bà Nghĩa ra ngôi mộ tập thể lớn nhất ở giữa nghĩa trang thắp hương cho các bé, rồi lại lặng lẽ đến từng ngôi nhỏ lẻ khác. Ở đây không có ngôi mộ nào riêng lẻ, trong mỗi ngôi mộ đều chứa rất nhiều hài nhi xấu số.

Mắt Hải Hạnh hoen cay theo từng vòng hương bị gió lớn thổi, quẩn quanh trong nghĩa trang.

Cô quen cô Nghĩa cách đây hai năm, khi mới làm việc tại bệnh viện hiện tại. Khi ấy Hải Hạnh bị việc làm không giống ai nhưng tình nghĩa của cô ấy làm cho chú ý, sau khi hỏi han mới biết cô Nghĩa đã làm công việc thu gom thi hài của những tha i nhi bất hạnh về chôn cất ở đây đã ba bốn năm nay thì cảm phục cô ấy vô cùng.

Thấy Hải Hạnh cứ thở dài, cô Nghĩa vừa đưa cho cô cốc nước vối vừa hỏi han:
– Bác sĩ sao thế? Hôm nay cứ thở ngắn thở dài mãi thôi.

– Buồn quá cô ạ! Có những người mẹ mong con không được, có những người lại nhẫn tâm chối bỏ con mình. Hôm nay ở viện cháu, có trường hợp tha i phụ mười bốn tuần tuổi bị vỡ ối non, thương lắm nhưng không giữ được.

– Haiz, cuộc đời mà, người có thì không biết giữ, người trân trọng lại chẳng thể có được.

Hải Hạnh đồng cảm, xoa vai cô Nghĩa. Cô ấy sống trong cảnh cô quả suốt mấy chục năm nay, chồng mất vì tai nạn khi đó hai người vẫn chưa có con chung, cô Nghĩa vì nhớ thương mà không đi bước nữa, đến khi nghĩ đến chuyện kiếm đứa con thì lại nhỡ nhàng, khó sinh con được.

Lúc bác sĩ bảo có thể sinh nhưng không đảm bảo con sinh ra có dị tật hay phát triển được bình thường hay không, thì cô Nghĩa quyết định không sinh nữa. Lúc ở viện ra về thấy người ta bỏ tha i mà cô ấy xót, nhiều đêm cứ trằn trọc, cứ tự hỏi rồi những đứa trẻ vắn số tội nghiệp không được công nhận ấy sẽ đi về đâu, hình hài nhỏ bé ấy sẽ bị vứt vào đâu, có bị chuột tha, mèo càm hay không thì dấy lên lòng thương, từ đó cứ lân la khắp các phòng khám, bệnh viện để xin các cháu về chôn cất. Ban đầu người ta không tin tưởng lắm, nhưng sau một thời gian tìm hiểu và thấy những gì cô Nghĩa làm, dần dà các cơ sở y tế ấy tự liên hệ với cô, đến đưa các cháu về chôn cất. Cho những đứa trẻ tội nghiệp chưa từng được cất tiếng khóc chào đời, chưa từng một ngày được bế ẵm, nâng niu, chưa từng được cảm nhận hơi ấm của mẹ cha đã phải lìa xa cõi đời ấy có nơi nương náu.

– Đợt trước có một tha i phụ 12 tuần, cứ nằng nặc đòi bỏ con, cháu phải khuyên mãi, vã cả bọt mép ra mới chịu giữ lại cô ạ! Vừa rồi đến khám, thai ổn định, không phát hiện dị tật hay gì cả, mình cũng vui lây.

Cô Nghĩa cười hiền, đưa bàn tay chai sần, vỗ vỗ lên tay Hải Hạnh:
– Cháu là một bác sĩ tốt, có tâm. Tha i phụ nào mà được cháu thăm khám là phúc phần của người ta.

– Cô cứ khen thế cháu lại tự phụ.

Cô Nghĩa lặng lẽ lắc đầu, đăm đăm nhìn về phía những mộ phần ngay ngắn ở trước mắt mình kia:
– Thật đấy, cháu giỏi chuyên môn, giỏi cả nắm bắt tâm lý. Những bác sĩ tâm huyết với nghề, với lương tâm, đạo đức như cháu không nhiều đâu. À cả bố cháu nữa.

Nhắc đến bố, hai mắt Hải Hạnh đã ánh lên sự tự hào. Cô so với ông ấy còn thua xa. Bác sĩ Hoàng Bách, Trưởng khoa sản, Trưởng bộ phận hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thành phố Biển, đã giúp không biết bao nhiêu gia đình hiếm muộn có cơ hội được làm cha mẹ, giúp không biết bao nhiêu trường hợp khó khăn được làm thụ tinh nhân tạo, chỉ cần nhắc tới, không ai không trầm trồ, cảm phục.

– Không giúp được cô, bố cháu vẫn rất áy náy.

– Bố cháu là người sống tình cảm, thương bệnh nhân, đối xử với họ như người thân của mình. Mọi việc đều do cô quyết định, cháu xem đấy, bất kỳ sinh linh nào cũng có quyền được sinh ra đầy đủ bộ phận, phát triển khỏe mạnh. Biết là sẽ có rủi ro, biết là có thể sẽ khiến nó tật nguyền cả đời mà vẫn cố chấp sinh ra để thỏa mãn mong muốn làm mẹ của mình không phải rất íc h kỷ hay sao? Cô không quy chụp, cô chỉ lấy ngay từ bản thân mình thôi. Mẹ góa con côi, nó khỏe mạnh thì không sao, nếu lỡ quyết định sinh mà nó khuyết thiếu phần nào đó, rồi sau này cô chết đi, để lại mình nó vật lộn với cuộc đời này làm sao được hả cháu. Cô biết ơn bố cháu nhiều lắm, cháu bảo bố cháu đừng áy náy với cô, nhé! Cô có hàng nghìn đứa con ở đây này.

Đôi mắt hiền từ khẽ nheo lại, mông lung đưa về phía những mộ phần được sơn trắng ẩn hiện bị bóng tối dần phủ lên.
Hải Hạnh nghẹn ngào không nói thành tiếng chỉ biết gật đầu đáp lại người phụ nữ lương thiện ở trước mặt mình.

Trò chuyện với cô Nghĩa, Hải Hạnh cảm thấy nhẹ lòng hơn. Sợ phiền giờ cơm tối của cô ấy, nên cô xin phép ra về.
Nhưng xe vừa mới ra khỏi khu vực đường đất, đúng ra phải rẽ trái nhưng Hải Hạnh lại bẻ lái rẽ phải vì vừa phát hiện ra có một vụ va chạm xe ở phía đó. Cô dừng xe bên đường rồi chạy lại phía xe bị tai nạn, chiếc xe đâm vào cột điện bên đường, đầu xe bẹp dúm, vụ va chạm vừa xảy ra không lâu, tài xế lúc này cũng bắt đầu rục rịch tỉnh lại. Hải Hạnh ở bên ngoài liên tục đập vào kính xe, hòng gây sự chú ý.

Tài xế vẫn còn choáng, nhưng cố đẩy cửa xe ra, Hải Hạnh lùi lại để cánh cửa bật ra.
– Anh có sao không? Trên xe còn người không?

– Có! Vợ tôi.

Anh ta nặng nề ngoảnh về phía sau, người vợ đang nằm vật ở ghế phụ phía sau, trong tình trạng đa u đớ n, tiếng rê n rỉ dần lớn hơn cùng với hơi thở nặng nhọc.
Hải Hạnh vội vã mở toang cửa dưới, người chồng cũng ra khỏi xe, loạng choạng đi sang cửa còn lại mà không quên nói với Hải Hạnh:
– Vợ tôi đang có bầu.

– Bao nhiêu tuần rồi?

– Ba… sáu!!! Đa u quá!

Người vợ rít lên để thở vừa suýt xoa vừa nghiến răng chịu đựng.

Hải Hạnh nhìn thấy chất lỏng sẫm màu chảy dọc bắp chân tha i phụ thì thảng thốt kêu lên:
– Tha i có vấn đề rồi, anh mau giúp đưa chị ấy sang xe của tôi đi.

Cô vừa kiểm tra mạch của người vợ, vừa nhìn vào đồng hồ trên tay. Sau khi xác định lại với người chồng về tha i kỳ của thai phụ hoàn toàn bình thường thì có thể tạm thời chẩn đoán có thể sẽ sinh non.

– Vợ anh nhóm má u gì?

– AB âm tính.
Đầu Hải Hạnh như vừa có cái gì đó nổ tung, hai mắt vốn đã to lúc này lại căng lên thấy rõ. Cô vội vã gọi về viện, bật loa ngoài rồi quẳng điện thoại vào hộc xe, thông báo về tình trạng của tha i phụ, yêu cầu bệnh viện kiểm tra lượng chế phẩm má u nhóm AB âm tính tại ngân hàng má u.

– Không còn!

Lời đáp vọng ra từ loa ngoài khiến Hải Hạnh chế t trân, nhưng điều đó không khiến cô giảm tốc độ. Trong đầu Hải Hạnh lúc này ngoài việc phải đi thật nhanh để kịp cấp cứu cho tha i phụ dọ a sảy kia, còn là làm thế nào để có được lượng đơn vị má u AB âm tính nếu cần phải dùng tới.

– Vận động toàn bộ bác sĩ và nhân viên y tế, cả người nhà bệnh nhân được không?

Người ở bên kia đáp lại: – Đang làm rồi ạ, nhưng AB âm tính là nhóm má u hiếm, khó lắm chị ơi!

Hải Hạnh liếc mắt qua gương chiếu hậu, vừa hỏi han tình trạng của tha i phụ, vừa hỏi chồng chị ta:
– Người nhà anh có ai cùng nhóm má u với vợ anh không? Gọi hết đến viện đi, Đa khoa Quốc tế Thành phố Biển.

– Có kịp không bác sĩ? Nhà vợ tôi ở ngoài đảo, họ hàng cô ấy ở đây không có ai cả. Gia đình tôi không ai mang nhóm má u ấy cả.

– …
Lúc này Hải Hạnh thật sự rất muốn chử i thề, thật sự bất lực khi mọi thứ đã ở trong tầm tay của mình nhưng lại chẳng làm cách nào được. Trong lúc bấn loạn, đáy mắt cô chợt sáng lên, miệng vô thức lẩm bẩm:
– Rh – Null (*), má u vàng, má
u vàng…

Chú thích:
(*) Rh-null (Rh vô giá trị) hay còn gọi má
u “vàng” là nhóm má
u cực hiếm. Rh-null được gọi là máu “vàng” vì hai lý do. Lý do quan trọng nhất là nó thiếu hoàn toàn kháng nguyên Rh và nó có thể truyền cho bất kỳ người nào có nhóm má
u hiếm trong hệ Rh.


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner