Rời Bến Cảng

Chương 3



05.

Bước vào năm cuối cấp, mẹ không cho tôi ra chợ cá giúp nữa.

Thật ra, tôi rất thương bà, nhưng điều đó không làm tôi bớt ghét cá tôm.

Năm tôi lên năm, bố đột ngột bỏ đi, để lại một khoản nợ lớn. Mẹ một mình cáng đáng tất cả, vừa trả hết nợ, vừa nuôi tôi ăn học.

Bà chưa từng than vãn lấy một lời.

Điều bà nói với tôi nhiều nhất là:

“Chỉ cần con vui vẻ, chỉ mong con có thể vượt sóng ra khơi, nhìn ngắm bầu trời rộng lớn hơn.”

Tôi vẫn nhớ, mấy năm trước, bọn đòi nợ vẫn thường xuyên đến nhà.

Khi đó, tôi sợ đến phát khóc.

Mẹ cầm dao lao ra ngoài:

“Tôi đã nói sẽ trả! Nếu các người còn ép tôi như vậy, thì cứ gi tôi đi! Nhưng tôi ch rồi, các người cũng chẳng lấy được một xu nào đâu!”

Tôi chưa từng thấy dáng vẻ trẻ trung của mẹ.

Từ khi có ký ức, mẹ đã như một người già nua, gồng gánh cả cuộc đời trên đôi vai mỏi mệt.

Bà luôn nói to, lúc bận rộn thì chỉ ăn qua loa bánh bao với dưa muối.

Đến khi tôi đỗ vào trường đại học tốt nhất trong thành phố, mẹ không cười.

Bà chỉ khóc, hỏi tôi:

“Con chọn trường này, có phải vì mẹ không?”

“Mẹ, không phải đâu ạ.”

“Hạ Ly!”

“Nhưng con muốn ở bên mẹ, như vậy có gì sai? Chúng ta không phải chỉ có nhau thôi sao ạ?”

Trên thế giới này, chẳng ai yêu tôi cả.

Chỉ có bà, yêu tôi bằng cả cuộc đời.

Những gì bà cho tôi, đã là tất cả những gì tốt nhất bà có thể cho.

Bà rán cá khô vàng giòn, trộn thật nhiều trứng vào bột để tôi ăn.

Cá bà nấu cho tôi luôn là loại tươi nhất.

Còn bản thân bà, mới là người ăn những con cá ươn, tôm hỏng.

Thậm chí, có lần ăn xong, bà ói suốt cả đêm.

Những năm tháng tuổi trẻ nhạy cảm và tự ti, tôi dùng rất nhiều sữa tắm để gột rửa bản thân. Mẹ chưa bao giờ trách tôi hoang phí.

Bà có lẽ đã biết tất cả.

Thế nên từ năm lớp 11, mẹ không còn nấu cá cho tôi nữa. Đến lớp 12, bà không để tôi tới chợ cá lần nào.

Mẹ bảo tôi hãy dốc hết sức để thi đỗ vào một trường thật xa.

Mẹ muốn đẩy tôi rời khỏi cuộc sống thế này.

Ngày bà lấy lại hết những tờ giấy vay nợ đã ký, bà không ra chợ nữa. Bà nhốt mình trong phòng, khóc suốt một ngày.

Sáng hôm sau, bà lại là một người mẹ mạnh mẽ.

Đêm hôm đó, tôi đứng ngoài cửa, nghe tiếng bà khóc.

Cảm giác như tim mình vỡ vụn.

Những rung động thầm lặng với Bùi Cảng cũng dần tan biến.

Thế nên, tôi không chọn trường đại học của anh ấy.

Tôi ở lại thành phố này.

Cam tâm tình nguyện.

Khi đó, tôi đã nghĩ, lần sau nếu mẹ khóc, tôi nhất định sẽ ôm bà.

Nhưng sau này, tôi đã không còn cơ hội nữa.

06.

Năm nhất đại học, tôi tìm được một công việc gia sư với mức lương khá cao.

Học sinh của tôi là một cô bé lớp 10 bị khuyết tật ở chân, tên là Bùi Thất Thất.

Nhìn bức ảnh trên bàn học của cô bé, tôi lập tức nhận ra, là em gái của Bùi Cảng.

Tôi dành cho cô bé rất nhiều sự quan tâm. Không chỉ vì Bùi Cảng, mà còn vì hoàn cảnh của em.

Năm đó, trong một chuyến đi chơi cùng bố mẹ, một tai nạn ngoài ý muốn đã lấy đi mạng sống của họ, để lại cô bé với đôi chân tàn tật.

Từ nhỏ, em chỉ có người anh trai hơn mình năm tuổi làm chỗ dựa duy nhất.

Dù bố mẹ để lại một khoản gia sản đáng kể, nhưng cô bé vẫn luôn sống trong nỗi áy náy với anh trai.

Lúc đầu, chúng tôi rất hòa hợp.

Mỗi lần tôi đến dạy kèm, cô bé đều cười ngọt ngào gọi: “Chị Hạ Ly!”

Em còn chuẩn bị rất nhiều hoa quả và đồ ăn vặt cho tôi.

Cho đến một tháng sau.

Cuối tuần ấy, tôi gặp lại Bùi Cảng.

Anh dường như không còn nhớ tôi là ai.

Bùi hất Thất thấy anh, lập tức tươi cười:

“Anh, anh đã một tháng không về rồi đấy!”

“Anh sai rồi, dạo này bận quá. Xong đợt này, anh đưa em đi chơi, được không?”

Anh dịu dàng dỗ dành em gái như một đứa trẻ.

Bùi Thất Thất quay sang tôi:

“Chị Hạ Ly, đi cùng bọn em nhé?”

“Không cần đâu.”

“Nhưng em muốn chị đi cùng mà. Chị đi nhé?”

Bùi Cảng nhìn tôi, mỉm cười:

“đi cùng đi.”

“… Được.”

Tôi không hề nhận ra, cơn ác mộng của mình đã bắt đầu từ giây phút đó.

Sau tai nạn của mẹ, tôi không còn quen biết người giàu có nào ngoài Bùi Thất Thất.

Tôi cầu xin em ấy cho tôi mượn một khoản tiền.

Em đồng ý.

Sau đó, em đưa cho tôi một cây bút máy.

“Chị ơi, tiền tiêu vặt của em đã hết rồi. Nhưng cây bút này là hàng xa xỉ, đáng giá lắm đấy. Chị có thể bán đi, kiếm được vài chục nghìn tệ là chuyện nhỏ.”

Khi ấy, tôi hoảng loạn, không nghĩ nhiều mà cứ thế cầm lấy.

Tôi bán được 100.000 tệ, thậm chí còn viết giấy vay nợ, cam kết trả cả gốc lẫn lãi.

Tôi vô cùng biết ơn em ấy.

Nhưng khi tôi quay lại nhà họ Bùi, tôi nhìn thấy khuôn mặt giận dữ của Bùi Cảng.

Anh lạnh lùng nói với tôi:

“Trả lại cây bút mà cô đã ăn cắp đi.”

“Tôi không ăn cắp, là Thất Thất cho tôi mượn!”

“Hạ Ly, cây bút đó có giá đấu giá là 3 triệu tệ. Đừng để tôi phải báo cảnh sát.”

Bùi Thất Thất trốn sau lưng anh, nước mắt lã chã rơi:

“Anh ơi, chị Hạ Ly luôn bắt nạt em. Anh không có nhà, chị ấy đánh em, mắng em là đồ què, là kẻ ăn bám. Chị ấy còn nói… nói rằng anh thích chị ấy. Nếu em dám kể với anh, thì sau khi họ ở bên nhau, chị ấy sẽ đuổi em ra khỏi nhà. Em sợ lắm…”

“Vậy nên em không dám ngăn chị ấy vào phòng anh. Nhưng em không ngờ, chị ấy lại ăn cắp cây bút mà mẹ đã đấu giá để tặng anh.”

Khoảnh khắc đó, tôi thấy cả bầu trời mình sụp đổ.


               
Mẹo: Bạn có thể sử dụng các phím trái, phải, A và D trên bàn phím để chuyển giữa các chương.                
 
×           Ad Banner