27.
Đầu tôi đau như búa bổ.
Lý trí và cảm xúc đang điên cuồng tranh đấu.
Những đứa trẻ kia nhìn thấy chúng tôi cãi nhau dữ dội.
Tất cả đều hiện lên vẻ tuyệt vọng.
Mấy đứa nhỏ nhất co cụm lại, ngón tay đan chặt vào nhau, như thể đang chờ đợi phán quyết cuối cùng của số phận.
Tôi gần như ngay lập tức mềm lòng.
Chúng đã dốc hết sức mình để chạy thoát khỏi địa ngục.
Chúng tôi không thể một lần nữa đẩy chúng trở lại đó.
Tôi hít thở sâu vài hơi, cố gắng bình tĩnh lại.
“Em sẽ giúp anh.”
“Nhưng em không chỉ giúp anh liên lạc với người tiếp ứng, mà còn muốn tự tay tiễn chúng đi hết.”
Kỷ Thừa sững sờ, lập tức phản đối.
“Không được! Việc này rất nguy hiểm!”
“Vậy chẳng lẽ em để anh một mình đối mặt với nguy hiểm sao?”
“Nếu anh không đồng ý, em sẽ ra ngoài báo với bọn họ rằng ở đây đang giấu trẻ em bộ tộc Hutu.”
Anh nghiến răng.
“… Em! Lẽ ra anh không nên tìm em!”
“Muộn rồi, anh đã kéo em vào chuyện này.”
Kỷ Trừng tức đến phát điên, quay lưng lại không thèm nói chuyện với tôi nữa.
Tôi thở dài, vòng tay ôm lấy cổ anh, buộc anh phải nhìn vào tôi.
“…Ít nhất, trong trường hợp xấu nhất, chúng ta có thể cùng nhau chết.”
Anh lập tức nổi giận.
“Xì xì xì! Đừng nói linh tinh! Chuyện đó tuyệt đối sẽ không xảy ra!”
Qua lớp mặt nạ trong suốt, tôi chạm nhẹ vào gương mặt anh.
“Ừ, tất nhiên rồi.”
“Dù gì anh cũng đã hứa với em, chúng ta còn phải về gặp mẹ nữa mà!”
28.
Không thể phủ nhận, kế hoạch của Kỷ Trừng gần như hoàn hảo không tỳ vết.
Không ai muốn động vào rác thải y tế của các bệnh nhân nhiễm Ebola.
Càng không thể ngờ rằng bên trong lại giấu người.
Mỗi lần, chúng tôi có thể đưa đi hai đứa trẻ.
Xe vận chuyển sẽ dừng lại một lần trên đường, các thành viên của tổ chức nhân đạo sẽ chuyển chúng đến nơi an toàn.
Nửa tháng sau, nhóm trẻ đó chỉ còn lại hai người cuối cùng.
Chúng lớn tuổi nhất, là hai anh em.
Người anh tên là Jean, cô em gái là Marie.
Ngày chiếc xe vận chuyển đến để đưa chúng đi, tâm trạng của Kỷ Trừng rất tốt.
Anh lại một lần nữa nói với tôi.
“Cảm ơn em, Niếp Lan.”
Tôi không đáp, chỉ nắm chặt tay anh.
Chúng tôi gần như đã nhìn thấy ánh sáng chiến thắng.
Thậm chí, chúng tôi còn sớm tổ chức một buổi tiệc nhỏ để ăn mừng.
Hai đứa trẻ biểu diễn điệu múa dân tộc của người Hutu, tên là Ingambila.
Kỷ Trừng nấu cho chúng một bữa ăn có thể xem là thịnh soạn.
Còn tôi thì chụp rất nhiều bức ảnh cho chúng.
Khi màn đêm buông xuống.
Chúng bắt đầu mặc bộ đồ bảo hộ.
Marie đưa cho tôi một cây bút đánh dấu và hỏi:
“Chị có thể viết tên mình lên đây không?”
Tôi và Kỷ Trừng hơi bất ngờ nhưng vẫn ký tên lên bộ đồ của chúng.
Tôi suy nghĩ một chút, rồi viết thêm: “Hy vọng các có thể lớn lên thật tốt.”
Kỷ Trừng viết: “Hy vọng các em sẽ được đoàn tụ với gia đình.”
Tôi lại viết: “Hy vọng chiến tranh sẽ sớm kết thúc.”
Kỷ Trừng cũng viết: “Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong tương lai.”
Chúng tôi viết đầy những lời chúc phúc lên bộ đồ bảo hộ.
Đến cuối cùng, ai nấy đều nước mắt giàn giụa.
Chúng nhào vào lòng chúng tôi.
Giọng nói vọng ra từ dưới lớp đồ bảo hộ, nghe nghèn nghẹn.
“Chúng em sẽ mãi mãi, mãi mãi ghi nhớ anh chị!”
“Cảm ơn anh chị! Anh chị là người hùng của chúng em!”